Từ cổ chí kim, bánh mỳ luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Ngạn ngữ phương Tây có cụm “Bread and butter” – “Bánh mỳ và bơ” chỉ những yếu tốt thiết yếu trong cuộc sống hoặc nguồn thu nhập chính. Cùng Rich’s tìm hiểu về nguồn gốc của bánh mỳ – món ăn đã gắn liền với sự phát triển của loài người qua hàng nghìn năm lịch sử nhé!

Bánh mỳ không men – buổi bình minh của thời đại nông nghiệp

Vào thời kỳ săn bắt hái lượm, loài người gần như không ăn ngũ cốc, và cũng không có các dụng cụ như lò nướng, nồi niêu để chế biến ngũ cốc. Trả qua nhiều biến động lịch sử, khi nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên dần cạn kiệt, con người chuyển từ săn bắt, hái lượm sang làm nông nghiệp. Vào khoảng 8,000 năm trước Công Nguyên, loài người đã thuần được lúa mỳ và lúa nước. Tuy nhiên, các loại ngũ cốc đều có chung một đặc điểm: nếu chỉ chế biến theo phương thức thô sơ, rất khó để cơ thể người dung nạp được chất dinh dưỡng từ ngũ cốc.

Người Ai Cập cổ đại trồng và thu hoạch lúa mỳ

Phải mất nhiều thời gian, con người mới tìm được cách xử lý lúa mỳ, gạo… Vào buổi bình minh của thời đại nông nghiệp, cách đơn giản nhất là giã, xay lúa mỳ thành bột, hòa với nước, nặn hình dẹt và nướng bằng bếp lửa. Đây chính là loại bánh mỳ cổ xưa nhất – bánh mỳ dẹt không men. Ngày nay, loại bánh mỳ này vẫn rất phổ biến trong bữa ăn của người Do Thái (bánh mỳ Matzo) và người Ấn Độ (bánh mỳ Roti).

Bánh mỳ Matzo của người Do Thái

Các dòng bánh mỳ không men thường dùng để ăn kèm với một món giàu dinh dưỡng hơn, ví dụ như chấm cà ri, ăn cùng phô mai, bơ, ya-ua hoặc sử dụng trong lễ Passover của người Do Thái, là biểu tượng để con người luôn khiêm nhường, không được quên những năm tháng đói khổ.

Bánh mỳ Roti ăn với cà ri

Bánh mỳ lên men – phát minh vĩ đại của người Ai Cập

Trong thế giới hiện đại, bánh mỳ lên men vẫn chiếm đa số. Dân Ai Cập cổ đại được cho là những người đầu tiên tìm ra cách làm bánh mỳ có men – khi họ thấy phần bột mỳ thừa để qua ngày trong tô phình to hơn, đem nướng sẽ được một món bánh ngon và dễ tiêu hơn so với bánh mỳ không men. Trước khi có công nghệ sinh học giải thích về cơ chế của vi khuẩn lên men, người Ai Cập cho rằng bột bánh phình to lên là phép thuật của thần linh. Sự nhiệm màu của việc bột mỳ lên men được thể hiện trên nhiều tác phẩm phù điêu, tranh vẽ của người Ai Cập.

Bánh mỳ Roti ăn với cà ri

Theo cách lý giải của khoa học hiện đại, men không khí sẽ xâm nhập vào bánh mỳ khi để khối bột ở ngoài trời. Bao tử con người vốn không có cơ chế để phân giải các chất chống hấp thụ dinh dưỡng từ hạt lúa mỳ. Men không khí có vị chua hậu, giúp phân hủy các chất chống hấp thụ trong hạt lúa mỳ, giải phóng dinh dưỡng, giúp bánh mỳ trở nên dễ tiêu hơn.

Một chiếc bánh mỳ làm theo cách của người Ai Cập cổ đại

Bánh mỳ hiện đại – từ no bụng đến ngon miệng

Ngày nay, với sự ra đời của các loại men công nghiệp, việc sản xuất bánh mỳ trở nên đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều.  Bánh mỳ xuất hiện trên bàn ăn của cả người giàu và người nghèo, là món ăn thân thuộc từ Âu sang Á. Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc, bánh mỳ được Việt hóa, trở thành đặc sản của nhiều vùng. Bánh Mỳ Sài Gòn với đồ chua, rau mùi, jambon, pate… đầy ắp; bánh mỳ Hội An với phần sốt đậm đà; bánh mỳ que Hải Phòng với pate chấm chí chương (một loại tương ớt)… Chiếc bánh mỳ nhỏ bé, nhũn nhặn nhưng đầy ắp hồn Việt, văn hóa Việt, trở thành dấu ấn ẩm thực đặc sắc để thực khách năm châu nhớ đến khi nói về Việt Nam.

Du khách nước ngoài thưởng thức bánh mỳ Việt Nam
Bánh mỳ Phượng – Hội An

Xem thêm một số công thức bánh mỳ hấp dẫn tại đây nhé:

heart Bánh Mỳ Bông Cúc Nho: https://www.richs.com.vn/banh-my-bong-cuc-nho 

heart Bánh Mỳ Phô Mai Chảy: https://www.richs.com.vn/banh-mi-pho-mai-chay 

heart Bánh Mỳ Mexico: https://www.richs.com.vn/banh-mi-mexico